Chào mừng các bạn đang đến với series các bài học trong Khóa học Tìm hiểu Luật lao động cho người mới hoàn toàn miễn phí của Thành HR. Thật tuyệt vời khi bạn có mặt tại đây. Bạn đừng quá lo lắng về việc bản thân có tiếp thu được các nội dung bài học hay không nhé! Vì chúng ta chỉ mới đang bắt đầu với những kiến thức cơ bản thôi.
Khóa học này ra đời dựa trên các phản hồi của các bạn về cho HRVN ACADEMY - Blog Nghề Nhân sự về mong muốn có thêm phần hỏi nhanh đáp nhanh về Pháp luật lao động để các bạn newbie dễ nắm nội dung và giúp cho việc thi cử ở trường (nếu có).
Để bắt đầu đúng công việc C&B cho người mới, thì bạn cần phải nắm rõ và dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu kỹ đó chính là Bộ luật Lao động. Bao gồm các quy định, hướng dẫn hoặc bắt buộc làm theo như: Quy định về hợp đồng lao động, thời gian làm việc, lương thưởng, giải quyết quan hệ lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể...
Tuy nhiên, từ kinh nghiệm thực tế mình thấy là đa số các newbie (người mới) thường phạm sai lầm là chỉ đọc qua loa, không đi sâu tìm hiểu bản chất. Vì mình cũng đã từng phạm sai lầm như thế. Lý do thì quá dễ hiểu, bởi vì văn bản luật luôn có rất nhiều chữ, nên chúng ta lười đọc, hoặc đọc một chút là buồn ngủ rồi.
Như đã nói qua ở phần Phương pháp học dành cho Khóa học tuyển dụng cơ bản dành cho người mới, thì với Khóa học Tìm hiểu Luật lao động cho người mới này cũng đề cao việc tự học. Khóa học cung cấp một khung nội dung chi tiết để bạn biết mình sẽ bắt đầu như thế nào, những nội dung nào mình cần nắm giữa một rừng kiến thức trên mạng.
Lưu ý: Đây là khoá học dành cho người mới đang tìm hiểu công việc C&B hoặc các bạn sinh viên mới ra trường.
NỘI DUNG KHOÁ HỌC
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ LUẬT LAO ĐỘNG
Trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tổng quan về Bộ luật Lao động. Bắt đầu từ việc tìm hiểu qua Bộ luật Lao động 2012, sau đó là bước chuyển tiếp sang Bộ luật Lao động 2019 để có thể hiểu sâu hơn.
Đồng thời, phần này cũng sẽ có thêm phần hướng dẫn về các nghị định, thông tư đi kèm bổ sung cho Bộ luật Lao động để tránh việc hiểu nửa vời, hiểu không đầy đủ. Bạn cố gắng xem kỹ từ 2 đến 3 lần vì phần này rất quan trọng để bắt đầu các phần tiếp theo.
Bài 1: Các nội dung cần nắm trong Bộ luật Lao động 2012 (P.1)
Bài 2: Các nội dung cần nắm trong Bộ luật Lao động 2012 (P.2)
Bài 3: Cách đọc và hiểu Bộ luật Lao động
Bài 4: Mục lục Bộ luật Lao động 2019
Bài 5: Bộ luật lao động 2019 đầy đủ
Bài 6: Những thay đổi của Bộ luật Lao động 2019
Bài 7: Nghị định số 145/2020/NĐ-CP
Bài 8: Tổng hợp các văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động 2019
Bài 9: Các quyền lợi của người lao động từ 2021
II. HỎI ĐÁP NHANH VỀ LUẬT LAO ĐỘNG
Trong phần này, chúng ta sẽ tiếp cận với Bộ luật lao động một cách đơn giản và dễ hiểu nhất dưới hình thức hỏi nhanh đáp nhanh. Nếu bạn có những thắc mắc nào hãy ghi chú lại ngay, và có thể để lại câu hỏi ở phía dưới bình luận.
Và đặc biệt, bạn có thể xem nội dung bài viết trên blog, xem lại slide bài giảng trên kênh Youtube, hoặc nghe podcast để có thể thấm nhuần nội dung này, chỉ cần tìm với từ khoá HRVN ACADEMY.
Bài 1: Hỏi đáp nhanh về Bộ luật Lao động 2019 - Phần 1
Bài 2: Hỏi đáp nhanh về Bộ luật Lao động 2019 - Phần 2
Bài 3: Hỏi đáp nhanh về Bộ luật Lao động 2019 - Phần 3
Bài 4: Hỏi đáp nhanh về Bộ luật Lao động 2019 - Phần 4
Bài 5: Hỏi đáp nhanh về Bộ luật Lao động 2019 - Phần 5
Bài 6: Hỏi đáp nhanh về Bộ luật Lao động 2019 - Phần 6
Bài 7: Hỏi đáp nhanh về Bộ luật Lao động 2019 - Phần 7
Bài 8: Tìm hiểu Nghị định 12/2022/NĐ-CP về Xử phạt trong lĩnh vực lao động, BHXH
III. CÁC TÌNH HUỐNG LAO ĐỘNG KHÁC
Trong phần này, chúng ta sẽ đi sâu hơn vào các tình huống phát sinh khi áp dụng Luật lao động vào các tình huống thực tế khi làm việc tại doanh nghiệp. Các bạn lưu ý đây là các tình huống mẫu, nên tuỳ từng trường hợp để có thể linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp.
Bài 1: Hợp đồng học nghề, tập nghề là gì? Thời gian này có đóng BHXH không?
Bài 2: Thực tập sinh là gì? Nên ký hợp đồng gì với thực tập sinh?
Bài 3: Phân biệt Hợp đồng dịch vụ cá nhân với Hợp đồng lao động
Bài 4: Tìm hiểu về ca làm việc (shift)? Các lưu ý khi sắp xếp ca làm việc trong công ty
Bài 5: Ca đêm (Night shift) là mấy giờ? Cách tính lương ca đêm
Bài 6: Các lưu ý khi xử lý Người lao động tự ý nghỉ việc 5 ngày không có lý do
Bài 7: Có phải thông báo với NLĐ nếu công ty không muốn tái ký HĐLĐ sắp hết hạn?
Bài 8: Các lưu ý khi xử lý Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc
(Còn tiếp)
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về khóa học, vui lòng để lại comment bên dưới để được hỗ trợ giải đáp. Chúc các bạn thành công.