Có bắt buộc trả Lương cao hơn 7% lương tối thiểu cho NLĐ đã qua học nghề, đào tạo nghề?

Vào ngày 17/6/2022, Bộ LĐTB-XH và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành bổ sung Công văn 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN hướng dẫn việc triển khai Nghị định 38/2022/NĐ-CP về lương tối thiểu vùng.

Bắt buộc trả Lương cao hơn 7% lương tối thiểu cho NLĐ đã qua học nghề, đào tạo nghề?

Chào mừng các bạn đang đến với series Hỏi đáp Nghề Nhân sự cho người mới (newbie) hoàn toàn miễn phí. Tôi là Thành HR sẽ đồng hành cùng bạn trong khoá học này. Và chủ đề mà chúng ta cùng nhau tìm hiểu ngày hôm nay là Có bắt buộc trả Lương cao hơn 7% lương tối thiểu cho NLĐ đã qua học nghề, đào tạo nghề?

Trong bài học Hỏi đáp về việc tăng lương tối thiểu vùng 2022 và Lương tối thiểu vùng là gì? Thay đổi quan trọng về lương tối thiểu vùng 2022, chúng ta đã nắm rõ hơn về khái niệm lương tối thiểu vùng, lương cơ sở, lương cơ bản khác nhau thế nào? Cũng như việc áp dụng sao cho đúng với Nghị định số 38/2022/NĐ-CP hướng dẫn về việc thay đổi về lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2022.

Tuy nhiên, vào ngày 17/6/2022, Bộ LĐTB-XH và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành bổ sung Công văn 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN hướng dẫn việc triển khai Nghị định 38/2022/NĐ-CP về lương tối thiểu vùng. Mình cùng tìm hiểu thêm Doanh nghiệp có bắt buộc phải trả lương cao hơn 7% lương tối thiểu cho người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề hay không bạn nhé?

{tocify} $title={Xem Menu bài viết}

Nội dung chính Công văn số 2086/BLĐTBXH

Về trách nhiệm thi hành: tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 38/2022/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm:

- Rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.

- Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, theo đó, các nội dung đã thực hiện trong đó có chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật lao động.

Tăng cường việc hướng dẫn, hỗ trợ người lao động, tổ chức công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động trong các hoạt động đối thoại, thương lượng, đặc biệt là thương lượng tập thể để thỏa thuận về tiền lương và xác lập các điều kiện lao động khác bảo đảm có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật...

Công ty Có bắt buộc trả thêm 7% lương tối thiểu cho NLĐ đã qua học nghề, đào tạo nghề?

Căn cứ vào nội dung của Công văn số 2086/BLĐTBXH mà mình vừa trích dẫn ở trên thì Công ty bắt buộc phải cộng thêm 7% lương tối thiểu vùng cho người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề từ 01/07/2022 nếu nội dung này đã có thể hiện trong Thoả ước lao động tập thể, Nội quy lao động, Quy chế trả lương, Hợp đồng lao động với người lao động.

Mức hưởng của Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề từ ngày 1/7/2022 sau khi cộng thêm 7% sẽ theo bảng tham khảo bên dưới. Tuy nhiên, như mình đã từng nói thì Luật khuyến khích công ty trả cao hơn mức tối thiểu quy định.

Và với thực tế nguồn lao động đang trở nên khan hiếm, thì việc doanh nghiệp cần có mức lương phù hợp với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề để thu hút, khuyến khích họ nâng cao trình độ chuyên môn, hiệu suất lao động là điều cần thiết.


Tại sao không đưa quy định cao hơn 7% lương tối thiểu như các lần trước đây?

Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội lý giải thì trước đây,  Chính phủ ban hành nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương đối với doanh nghiệp trong đó có quy định một số nội dung bắt buộc khi xây dựng thang, bảng lương. Nhưng từ Bộ luật Lao động năm 2019 thì đã bãi bỏ vì nhận thấy nó không còn phù hợp, mà để hai bên tự thương lượng, quyết định, trả lương gắn với năng suất và kết quả lao động.

Vì thế, Chính phủ chỉ còn quy định lương tối thiểu là mức sàn thấp để bảo vệ lao động làm công việc giản đơn. Với các mức lương khác cao hơn, như lao động đã qua đào tạo nghề thì do hai bên thương lượng, thỏa thuận với nhau.

{getButton} $text={Công văn số 2086/BLĐTBXH} $icon={download} $color={Hex Color}

Trả lương thấp hơn lương tối thiểu, doanh nghiệp có bị phạt?

Căn cứ Khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:

a) Từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 30.000.000 đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 50.000.000 đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Còn theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt đối với cá nhân.

Tăng lương tối thiểu vùng có lợi gì cho người lao động?

Quyền lợi đầu tiên từ việc tăng lương tối thiểu vùng có thể dễ nhận thấy nhất đó là người lao động được tăng mức lương nhận hàng tháng. Tuy nhiên, nó chỉ có ý nghĩa đối với các công ty đang trả mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới mà thôi.

Đồng thời, lương tối thiểu vùng cũng sẽ là căn cứ tính các ngày chế độ sẽ tăng theo như: Lương ngày phép năm, nghỉ có hưởng lương, ngày lễ tết, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm. Và như đã nói ở trên, với các công ty có chính sách lương thưởng rõ ràng và cao hơn mức lương tối thiểu vùng thì vẫn sẽ được áp dụng mức cao hơn mà 2 bên đã thoả thuận.

Ngoài ra, mức đóng các khoản bảo hiểm bắtt buộc như: BHXH, BHYT, BHTN của người lao động sẽ tăng theo. Nhìn ở mặt tích cực thì sẽ giúp tăng mức hưởng chế độ sau này như: Mức hưởng nghỉ thai sản, nghỉ ốm đau, trợ cấp thất nghiệp hay lương hưu sau này...

Các chi phí tăng thêm mà công ty chịu tác động từ việc tăng lương tối thiểu vùng này?

Đối với một người làm nhân sự, khi lương tối thiểu vùng tăng, bạn phải tính toán được các khoản chi phí mà công ty phát sinh thêm, đưa ra góc nhìn, phân tích dựa trên dữ liệu đó và có những đề xuất phù hợp cho Ban giám đốc.

Và như đã nói, chi phí phát sinh tăng thêm này chỉ xảy ra ở những công ty đang trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới từ 1/7/2022 mà thôi. Còn lại, có thể gần như không bị ảnh hưởng gì cả.

Các khoản chi phí tăng thêm các bạn có thể thấy đơn giản nhất đó là: Chi phí lương/nhân sự tăng tương ứng với mức điều chỉnh; Chi phí đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc của doanh nghiệp; Phí công đoàn;...

Nội dung bài học tiếp theo

Trong bài học tiếp theo, mình sẽ cùng nhau đưa ra một số tình huống liên quan đến việc thực hiện Nghị định 38 về việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 dưới dạng hỏi đáp để giúp các bạn newbie dễ dàng nắm và hiểu đúng bản chất vấn đề hơn.

Trên đây là một số nội dung chính liên quan đến Bắt buộc trả Lương cao hơn 7% lương tối thiểu cho NLĐ đã qua học nghề, đào tạo nghề? Mặc dù đã cố gắng kiểm tra kỹ nội dung cung cấp, tuy nhiên vẫn có thể có những sai sót nhỏ ngoài mong muốn, bạn có thể để lại phản hồi hoặc câu hỏi vào comment bên dưới để mình ghi nhận và giải đáp cho các bạn nhé! Trân trọng!

Hãy ủng hộ tác giả bằng cách đăng ký kênh Youtube và Fanpage FB với từ khóa HRVN ACADEMY. Trân trọng

Hrvnacademy

Tôi là Thành HR - Follow mình để nhận bài học mới nhất nha. facebook

Post a Comment

Hãy để lại lời nhắn tại đây cho Thành nhé! Nhớ đánh dấu tick ở mục "Notify me" để nhận được thông báo khi mình trả lời comment của bạn.

Previous Post Next Post