Tổng hợp các văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động 2019

Để có thể hiểu chính xác và thực hiện đúng quy định của Bộ luật Lao động 2019, thì chúng ta cần phải nắm thêm các Nghị định và thông tư hướng dẫn. Cùng tìm hiểu các bạn nhé!

Tổng hợp các văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động 2019

Bộ luật Lao động 2019 đã chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Theo Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, Bộ luật, Nghị quyết. 

Các bạn newbie đang tìm hiểu về Khóa học tuyển dụng cơ bảnKhóa học C&B cơ bản cần lưu ý khi đọc và thực hiện các quy định theo hướng dẫn của Bộ luật Lao động thì cần chú ý các Nghị định, Thông tư hướng dẫn để hiểu đúng, hiểu đủ các quy định của Luật để không thực hiện sai quy định.

{tocify} $title={Xem Menu bài viết}

Hiện nay đã có 03 Nghị định và 02 Thông tư được ban hành, cụ thể như sau:

Nghị định 145/2020/NĐ - CP 

Nghị định 145/2020/NĐ - CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động có hiệu lực từ 01/02/2021. Về cơ bản thì Nghị định này bổ sung hướng dẫn các điều trong Bộ luật lao động 2019 cho một số đối tượng và một số nghành đặc thù. Các nội dung chính như sau:

Quy định về thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù tại Điều 7 như hàng không, thuyền viên.

Quy định về trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm tại Điều 8: Các trường hợp nào được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại điều 46 của Bộ luật lao động 2019. Các bạn lưu ý là điều 8 của Nghị định 145 này bổ sung cho điều 46 của Bộ luật Lao động nhé! Rất nhiều bạn hiểu nhầm và chỉ đọc Nghị định sẽ thực hiện sai việc chi trả trợ cấp thôi việc.

- Quy định về hình thức trả lương tại Điều 54: Theo quy định tại Nghị định thì căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và trả lương khoán.

Quy định về quyền lợi đối với lao động nữ tại Điều 80

Nghị định 135/2020/NĐ-CP

Nghị định 135/2020/NĐ-CP ban hành ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động.

Được quy định cụ thể như sau: Kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Nghị định 152/2020/NĐ-CP

Ngày 30/12/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2021 và thay thế Nghị định số 11/2016/NĐ-CP, Nghị định số 140/2018/NĐ-CP, Nghị định số 75/2014/NĐ-CP.

Nghị định quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam theo các điều, khoản sau đây: 
- Một là, điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động và giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đối với người lao động (NLĐ) nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo Điều 157 của Bộ luật Lao động và NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo khoản 1, 2 và 9 Điều 154 của Bộ luật Lao động. 

- Hai là, tuyển dụng, giới thiệu, quản lý NLĐ Việt Nam làm việc cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân nước ngoài) theo khoản 3 Điều 150 của Bộ luật Lao động.

Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động chưa thành niên. 

Theo đó, Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều khoản của Bộ luật Lao động về lao động chưa thành niên: - Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc theo quy định tại khoản 4 Điều 145 của Bộ luật Lao động; 

- Danh mục công việc nhẹ người từ đủ 13 đến chưa đủ 15 tuổi được làm theo quy định tại khoản 3 Điều 143 của Bộ luật Lao động; 
- Danh mục nghề, công việc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể làm thêm giờ, làm việc vào ban đên theo quy định tại khoản 2 Điều 146 của Bộ luật Lao động; 
- Danh mục công việc, nơi làm việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên theo quy định tại khoản 3 Điều 147 của Bộ luật Lao động. 

Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15/3/2021 và thay thế Thông tư 10/2013/TT-BLĐTBXH và Thông tư 11/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH

Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động; Bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; Thành lập Hội đồng thương lượng tập thể; Danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con...

Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ thay thế cho các Thông tư sau:
- Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động;
- Thông tư số 26/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục công việc không được sử dụng lao động nữ ./.

Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH

Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/03/2021, về việc ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Danh mục đó bao gồm:

- Dành cho nhóm nghề khai thác khoáng sản - Điều kiện lao động loại VI
- Nhóm nghề cơ khí, luyện kim - Điều kiện lao động loại V
- Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong nhóm nghề hóa chất; vận tải; xây dựng giao thông và kho tàng bến bãi; sành sứ, thủy tinh, nhựa tạp phẩm, giấy, gỗ...

Thông tư này thì liên quan một số nghành nghề đặc thù, nên các bạn có thể xem qua cho biết hoặc áp dụng nếu liên quan đến doanh nghiệp của bạn.

Hãy ủng hộ tác giả bằng cách đăng ký kênh Youtube và Fanpage FB với từ khóa HRVN ACADEMY. Trân trọng

Hrvnacademy

Tôi là Thành HR - Follow mình để nhận bài học mới nhất nha. facebook

Post a Comment

Hãy để lại lời nhắn tại đây cho Thành nhé! Nhớ đánh dấu tick ở mục "Notify me" để nhận được thông báo khi mình trả lời comment của bạn.

Previous Post Next Post