Các nội dung cần nắm trong Bộ luật Lao động 2012 (P.2)

Ở phần này, mình cùng nhau tiếp tục tìm hiểu các nội dung chính của Bộ luật Lao động 2019 để có thể hiểu và nắm một cách đầy đủ hơn.

Các nội dung cần nắm trong Bộ luật Lao động 2012


Ở phần 1 của bài học Các nội dung cần nắm trong Bộ luật Lao động 2012, mình đã cùng nhau đi qua các nội dung từ điều 1 đến điều 52 của bộ luật lao động. Các nội dung bao gồm định nghĩa về người lao động; Quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động; Hợp đồng lao động. Và phần 2 mình sẽ đi hết các nội dung còn lại trong Bộ luật Lao động.

{tocify} $title={Xem Menu bài viết}

Quy định về cho thuê lại lao động

Điều 53 của Bộ luật lao động có định nghĩa cho thuê lại lao động là Cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.

Phần này thì bạn nào làm ở các công ty cung cấp dịch vụ cho thuê lại lao động, hoặc công ty bạn có sử dụng dịch vụ cung cấp cho thuê lại lao động thì có thể tìm hiểu để nắm các quy định về các hoạt động này. Còn nếu không bạn chỉ cần đọc qua để nắm chứ không cần nghiên cứu quá sâu.

Quy định về đào tạo nghề, học nghề

Một số công ty có sử dụng hợp đồng đào tạo nghề nghề thì cần lưu ý phần này. Được quy định và hướng dẫn từ điều 59 tới điều 62. Có hai trường hợp xảy ra, một là đào tạo nghề đầu vào sau đó tuyển dụng người lao động vào làm việc chính thức. Trường hợp thứ hai là nhân viên đang làm việc được cho đi đào tạo nâng cao tay nghề để về phục vụ tiếp công ty, và chi phí do doanh nghiệp chi trả.

Trong thực tế, có một số tranh chấp xảy ra khi người lao động được cho đi đào tạo nâng cao tay nghề do công ty tài trợ để về phục vụ cho doanh nghiệp. Và người lao động phải ký một cam kết phải làm việc trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, sau đó người lao động có nguyện vọng nghỉ việc trước thời gian cam kết. Mình sẽ tìm hiểu sâu hơn vấn đề này vào một bài học khác nhé!

Thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động

Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể. với các bạn mới thường bỏ qua không tìm hiểu mục này, đây cũng là một phần quan trọng trong Phòng Nhân sự. Thỏa ước lao động tập thể được quy định và hướng dẫn tại điều 73 đến điều 82.

Nội quy lao động là những quy định do công ty ban hành nên sẽ không giống nhau giữa các công ty, nhưng không được trái với các quy định của Luật lao động. Bao gồm các nội dung như: Thời gian làm việc, nghỉ ngơi, an toàn lao động, quy định bảo mật thông tin và bí mất kinh doanh, các hành vi vi phạm kỷ luật và xử lý kỷ luật..Được quy định từ điều 119 đến điều 122.

Tiền lương, thưởng

Đây là nội dung khá quan trọng trong Bộ luật Lao động, quy định và hướng dẫn về phần cách tính, chi trả và một số lưu ý khác về quan hệ tiền lương của người lao động và người sử dụng lao động. Đảm bảo chi trả đúng, đủ, công bằng và đúng luật. Được quy định tại điều 90 đến điều 103. Một số nội dung chính mà bạn cần lưu ý:

- Không được trả thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, mức này sẽ có thể thay đổi hàng năm tùy theo quy định. Nên bạn cần update thông tin này hàng năm.

- Người sử dụng lao động được quyền quy định hình thức trả lương theo thời gian, lương theo sản phẩm hoặc lương khoán.

- Công ty phải xây dựng thang bảng lương hàng năm và công bố tại nơi làm việc hoặc có truyền thông đến toàn thể người lao động.

- Quy định và chi trả lương nếu người lao động đi làm vào ngày lễ tết, tăng ca...

- Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Lương tháng 13 là gì để tìm hiểu thêm.

Thời gian làm việc, nghỉ ngơi

Được quy định và hướng dẫn từ điều 104 tới điều 117, bao gồm các nội dung về: 

- Thời gian làm việc bình thường tối đa là 48h/tuần

- Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

- Số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm của một ngày bình thường và không quá 200 giờ/năm.

- Thời gian nghỉ giữa ca tối thiểu là 30 phút.

- Số ngày phép năm là 12 ngày/năm, cứ 5 năm làm việc thì được tăng thêm 1 ngày.

- Tổng số ngày nghỉ có lương trong năm là 10 ngày bao gồm: 1/1, 30/4, 1/5, 2/9, 10/03 AL, 5 ngày Tết nguyên đán.

- Nghỉ việc riêng được hưởng lương bao gồm: Kết hôn 3 ngày; con kết hôn 1 ngày; bố mẹ ruột, bố mẹ vợ/chồng, vợ/chồng, con cái mất nghỉ 3 ngày

Xử lý kỷ luật

Được quy định từ điều 123 đến điều 129, hướng dẫn về quy trình ghi nhận và xử lý kỷ luật đối với người lao động. Có 3 hình thức kỷ luật chính là: Kiển trách; Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức; Sa thải.

Đây là một nội dung quan trọng và khá khó đối với một người làm Nghề Nhân sự, bạn cần đảm bảo trình tự xử lý mà Luật lao động quy định để tránh phát sinh về sau. Có khá nhiều công ty xử lý một cách tùy tiện, cảm tính nên phát sinh các tranh chấp không đáng có và để lại hình ảnh xấu đối với người lao động.

Và một số điều khoản khác nói về Bảo hiểm xã hội, công đoàn, đình công...Bạn có thể đọc thêm để nắm trọn vẹn Bộ Luật lao động. Mình sẽ có các bài học về từng chủ đề chính đã nêu ra ở trên để có thể cùng nhau tìm hiểu sâu hơn. Bạn nhớ đón theo dõi nhé! Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bài học, vui lòng để lại comment bên dưới để được giải đáp.

Hãy ủng hộ tác giả bằng cách đăng ký kênh Youtube và Fanpage FB với từ khóa HRVN ACADEMY. Trân trọng

Hrvnacademy

Tôi là Thành HR - Follow mình để nhận bài học mới nhất nha. facebook

Post a Comment

Hãy để lại lời nhắn tại đây cho Thành nhé! Nhớ đánh dấu tick ở mục "Notify me" để nhận được thông báo khi mình trả lời comment của bạn.

Previous Post Next Post