Chào mừng các bạn đang đến với series các bài học trong Khoá học Tuyển dụng cơ bản cho người mới (newbie) hoàn toàn miễn phí. Tôi là Thành HR sẽ đồng hành cùng bạn trong khoá học này. Và chủ đề mà chúng ta cùng nhau tìm hiểu ngày hôm nay là Trình tự của một buổi phỏng vấn
Một buổi phỏng vấn chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tạo hình ảnh tốt trong mắt ứng viên, đồng thời giúp bạn dễ dàng đánh giá và so sánh chất lượng ứng viên và đưa ra quyết định tuyển dụng đúng người.
Vì vậy, việc sắp xếp trình tự một buổi phỏng vấn khoa học rất quan trọng đối với bất kỳ nhà tuyển dụng nào. Bây giờ mình cùng nhau tìm hiểu nội dung của bài học Trình tự của một buổi phỏng vấn các bạn nhé!
{tocify} $title={Xem Menu bài viết}
Công tác chuẩn bị buổi phỏng vấn
Công tác chuẩn bị cho buổi phỏng vấn bao gồm đảm bảo phòng ốc sạch sẽ, đầy đủ số lượng ghế cần thiết, và sẳn sàng sử dụng khi tới giờ phỏng vấn. Bạn không nên để ứng viên có mặt rồi mới bắt đầu chuẩn bị các công tác này.
Trong trường hợp bất khả kháng như phòng bị bận đột xuất, hoặc bạn có phát sinh công việc bất khả kháng. Hãy nhờ người khác phỏng vấn thay hoặc nếu không thể được thì nên thông báo trước để dời lịch phỏng vấn. Trong trường hợp ứng viên phải đợi thì chủ động thông báo và mong sự thông cảm từ ứng viên.
Rất nhiều nhà tuyển dụng hẹn ứng viên 9h, nhưng sau đó thì ứng viên đợi mòn mỏi tới 10h, rồi 11h mà không có bất kỳ lý do nào và họ không biết sẽ đợi bao lâu. Điều này sẽ gây cho ứng viên cảm giác khó chịu.
Hãy đặt bạn vào vị trí của họ, đừng nói là bạn thử lòng kiên nhẫn của ứng viên. Mình cho đây là một sự không chuyên nghiệp và thiếu sự tôn trọng. Vì có thể bạn có nhiều công việc phải xử lý, và ứng viên đi phỏng vấn thì việc đợi 1 đến 2 tiếng là điều bình thường, nhưng phải cho họ biết lý do đợi và dự kiến thời gian đợi là bao lâu.
Phần Mở đầu buổi phỏng vấn
Chào hỏi và làm quen ứng viên: Vài câu hỏi như tình hình giao thông sáng nay có kẹt xe không, việc tìm đường có khó không...Việc làm quen ứng viên giúp tạo sự thoải mái và giải tỏa áp lực tâm lý.
Giới thiệu về công ty và mục đích buổi phỏng vấn: Bạn nên có phần giới thiệu cá nhân bạn là ai, lý do buổi phỏng vấn hôm nay, vị trí tuyển dụng mà bạn đang phụ trách.
Nên có câu hỏi là: "Bạn đã sẵn sàng hay chưa?" trước khi vào phần phỏng vấn chính thức để họ biết và sẵn sàng. Nghe có vẻ thừa, nhưng nó là câu hỏi cần thiết xét trên góc độ tâm lý.
Phần Nội dung phỏng vấn chính thức
Các nội dung chính của buổi phỏng vấn phải logic, không lan man, kéo dài thời gian không cần thiết. Vì nó sẽ giúp bạn có thể ghi chép lại một cách khoa học, đầy đủ nội dung. Từ đó có cơ sở để so sánh kết quả giữa các ứng viên với nhau để ra quyết định tuyển dụng chính xác.
- Đánh giá kinh nghiệm ứng viên đã có: Bằng cách đặt câu hỏi phỏng vấn chuyên nghiệp liên quan đến công việc hiện tai hoặc đã làm trước đây. Phần này giúp bạn khai thác được kinh nghiệm thực tế mà ứng viên đã trải qua, mức độ hoàn thành công việc ra sao.
- Đánh giá năng lực: Bằng các phương pháp phỏng vấn tình huống hoặc câu hỏi follow up, bạn đưa ra các ví dụ thường xảy ra ở công ty mình để xem khả năng giải quyết và ứng biến của ứng viên ra sao, có đúng với thực tế kinh nghiệm họ đã chia sẻ ở trên hay không.
- Các câu hỏi về xã hội và tính cách: Phần này sẽ giúp bạn nắm được điểm mạnh, điểm yếu của ứng viên. Từ đó biết được mức độ hoà nhập của ứng viên ở môi trường mới, có phù hợp văn hoá công ty bạn hay không.
Phần Kết thúc buổi phỏng vấn
Trước khi kết thúc, bạn cần chắc chắn về việc đã có đủ thông tin cần thiết, làm cơ sở đánh giá và chuyển bộ phận khác phỏng vấn vòng 2.
- Mời ứng viên đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng để xem họ còn điều gì chưa nắm rõ và cần hỏi lại hay không
- Cần kiểm tra lại thông tin ghi chép và thu thập của bạn một lần nữa
- Giải thích bước tiếp theo trong quy trình phỏng vấn và thời gian dự kiến phản hồi kết quả cho họ.
- Gửi lời cám ơn ứng viên đã dành thơi gian đến tham gia phỏng vấn.
- Bài test nếu có, bài test ở giai đoạn nào thì tuỳ vị trí và thực tế của công ty.
Hãy nhớ, buổi phỏng vấn là cuộc trao đổi hai chiều giữa nhà tuyển dụng và ứng viên để cả hai bên ra quyết định có thể hợp tác cùng nhau hay không. Nên phải đảm bảo yếu tố win - win, chứ không bên nào yếu thế hơn bên nào bạn nhé!
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bài học, bạn vui lòng để lại comment hoặc gửi vào phần liên hệ bên dưới blog. Cám ơn bạn đã tham gia khoá học này.
Hãy ủng hộ tác giả bằng cách đăng ký kênh Youtube và Fanpage FB với từ khóa HRVN ACADEMY. Trân trọng
Hãy ủng hộ tác giả bằng cách đăng ký kênh Youtube và Fanpage FB với từ khóa HRVN ACADEMY. Trân trọng