Trong bài học này, mình sẽ cùng nhau làm rõ hơn hai phương pháp phỏng vấn là phỏng vấn có cấu trúc và phỏng vấn không có cấu trúc. Nó có gì khác nhau hay không?
Chào mừng các bạn đang đến với series các bài học trong Khoá học Tuyển dụng cơ bản cho người mới (newbie) hoàn toàn miễn phí. Tôi là Thành HR sẽ đồng hành cùng bạn trong khoá học này. Và chủ đề mà chúng ta cùng nhau tìm hiểu ngày hôm nay là Phỏng vấn có cấu trúc và không có cấu trúc
Trong bài học Kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn chuyên nghiệp, mình đã đi vào nội dung khá chi tiết về cách phỏng vấn. Bao gồm các nội dung chính như sau:
- Câu hỏi mở đầu
- Câu hỏi follow up (còn gọi là câu hỏi đuổi)
- Câu hỏi tình huống và căng thẳng
- Câu hỏi mở rộng
- Câu hỏi kết thúc
Trong bài học này, mình sẽ cùng nhau làm rõ hơn hai phương pháp phỏng vấn là phỏng vấn có cấu trúc (structured interview) và phỏng vấn không có cấu trúc (unstructured interview). Nó có gì khác nhau? Nên sử dụng phương pháp nào và sử dụng như thế nào thì có hiệu quả? Cùng tìm hiểu bạn nha!
{tocify} $title={Xem Menu bài viết}
Định nghĩa phỏng vấn có cấu trúc và phỏng vấn không có cấu trúc
Phỏng vấn có cấu trúc: Là phỏng vấn theo một bộ câu hỏi soạn sẵn, có thể dự kiến được các tình huống mà ứng viên trả lời. Người phỏng vấn chỉ cần căn cứ trên đó và áp dụng bảng câu hỏi đó cho tất cả ứng viên.
Thường thì Phương pháp phỏng vấn có cấu trúc sẽ phù hợp để áp dụng ở vòng sơ vấn, với số lượng ứng viên rất đông nhằm sàng lọc nhanh và có độ chính xác cao. Nó giúp bạn cho kết quả nhanh hơn và có độ chính xác cao.
Phỏng vấn không có cấu trúc: Là phỏng vấn không theo một bảng câu hỏi nào cả, mà tuỳ theo sự linh hoạt của người phỏng vấn. Và tuỳ theo tình huống để đặt câu hỏi.
Để áp dụng Phương pháp phỏng vấn không có cấu trúc, đòi hỏi người phỏng vấn phải có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn. Họ có thể làm chủ được các tình huống phỏng vấn mà không bị ứng viên dẫn dắt.
Vì vậy, khi áp dụng phương pháp phỏng vấn không có cấu trúc thì các câu hỏi đặt cho ứng viên có thể không giống nhau, nếu người phỏng vấn phải phỏng vấn nhiều ứng viên.
Thường thì phỏng vấn không có cấu trúc sẽ áp dụng ở vòng phỏng vấn với Ban giám đốc hoặc quản lý trực tiếp của ví trí cần tuyển dụng. Vì các đánh giá chuyên môn đã được bạn thu thập đầy đủ ở vòng 1 và vòng 2 nên họ không cần hỏi lại quá nhiều. Mà thay vào đó là đặt câu hỏi khai thác các góc độ khác.
Ưu điểm của hai phương pháp trên
Phỏng vấn có cấu trúc: Khi sử dụng Phương pháp phỏng vấn có cấu trúc thì sẽ có tính nhất quán cao. Vì bạn áp dụng chung một bảng câu hỏi cho tất cả ứng viên, nên rất dễ so sánh kết quả và đảm bảo sự công bằng cho tất cả mọi ứng viên.
Đồng thời, Phương pháp này giúp bạn có thể kiểm soát tốt thời gian buổi phỏng vấn. Không bị lan man trong quá trình phỏng vấn hoặc những câu hỏi thừa không cần thiết.
Phỏng vấn không có cấu trúc: Phương pháp phỏng vấn không có cấu trúc mang tính linh hoạt cao. Có thể khai thác được nhiều thông tin ở nhiều góc độ, lĩnh vực khác nhau từ ứng viên.
Đồng thời, việc trao đổi qua lại giữa người phỏng vấn và ứng viên gần như buổi trò chuyện nên buổi phỏng vấn sẽ thú vị hơn. Cả hai bên sẽ có thể có nhiều thông tin hơn nhờ cách phỏng vấn này.
Nhược điểm của hai phương pháp trên
Phỏng vấn có cấu trúc: Phương pháp phỏng vấn có cấu trúc sẽ hơi khô khan, cứng nhắc, người phỏng vấn có thể sẽ nhàm chán vì chỉ lặp đi lặp lại một bảng câu hỏi có sẵn, và ứng viên cũng chỉ trả lời xoay quanh câu hỏi đó là chủ yếu.
Nên khi áp dụng Phương pháp phỏng vấn này sẽ khó phát hiện các điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên và một số thông tin bên lề khác. Dẫn đến việc đánh giá sẽ cứng nhắc hơn.
Phỏng vấn không có cấu trúc: Đôi khi sẽ bị sa đà, không kiểm soát được thời gian. Dễ bị yếu tố cảm tính tác động vì đi sâu vào các câu chuyện, nên sẽ khó đảm bảo sự công bằng cho các ứng viên, nhất là các bạn ứng viên ít có khiếu nói chuyện.
Nên sử dụng phương pháp nào cho hợp lý
Phương pháp nào cũng sẽ có ưu và nhược điểm riêng, không chỉ trong phỏng vấn tuyển dụng mà trong tất cả các khía cạnh công việc và cuộc sống. Đa số các nhà tuyển dụng sẽ kết hợp cả 2 cho một buổi phỏng vấn để tân dụng hết ưu điểm của cả hai phương pháp trên để có thể chọn được ứng viên phù hợp nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bài học, bạn vui lòng để lại comment hoặc gửi vào phần liên hệ bên dưới blog. Cám ơn bạn đã tham gia khoá học này.
Hãy ủng hộ tác giả bằng cách đăng ký kênh Youtube và Fanpage FB với từ khóa HRVN ACADEMY. Trân trọng